Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Các bước bảo dưỡng xe cần thiết dành cho mùa thu

Vào mùa thu, ngày sẽ bị rút ngắn, nhiệt độ giảm dần và thời tiết cũng trở nên khắc nghiệt hơn. Do đó, đây là thời điểm phù hợp để bạn bảo dưỡng xe trước khi mùa đông bắt đầu.

Mùa thu là thời điểm thích hợp để bạn bảo dưỡng xe nhằm đối phó với tình trạng nhiệt độ giảm và thời tiết dần trở nên khắc nghiệt hơn.

Có một số bộ phận trên xe mà bạn cần phải chú ý và bảo dưỡng khi mùa thu đến. Dưới đây là các bước bảo dưỡng xe cần thiết cho mùa thu.

1. Thay cần gạt nước

"Bạn phải thay cần gạt nước vào mùa thu hàng năm", ông Tony Molla, phát ngôn viên của Viện Dịch vụ Xe hơi Mỹ, cho biết. "Bạn phải sử dụng cần gạt nước thường xuyên hơn vào mùa thu và đông. Cần gạt nước sẽ bị mòn vì phải đối phó với những con đường bụi bặm vào mùa hè. Do đó, mùa thu là thời điểm phù hợp để bạn thay cần gạt nước kính chắn gió".

Bạn hoàn toàn có thể tự mua cần gạt nước mới phù hợp với xe và thay ở nhà chứ không cần mang ra cửa hàng hay trung tâm dịch vụ. Hãy lưu ý đến độ dài của cần gạt nước ở bên người lái và hành khách phía trước.

Có những loại xe đòi hỏi cần gạt nước ở hai bên phải bằng nhau. Trong khi đó, có xe lại đi kèm cần gạt nước ở bên người lái dài hơn. Hãy để ý đến cặp cần gạt nước cũ trên xe trước khi mua mới để thay thế. Cũng đừng quên cần gạt nước ở kính cửa hậu nếu bạn đang sử dụng xe hatchback, station wagon hoặc SUV.

2. Kiểm tra lốp dự phòng

"Khi thời tiết chuyển sang thu, bạn nên kiểm tra lốp dự phòng trên xe để xem có bị xẹp hơi hay không", ông Jim Travers, một cộng tác viên mảng ôtô của tạp chí Consumer Reports, khẳng định. Bạn có thể mua bộ đo áp suất lốp về và tự kiểm tra tại nhà.

"Lốp dự phòng trên xe bán tải và thể thao đa dụng được treo lơ lửng bên dưới xe bằng một dây cáp. Do đó, bạn phải thường xuyên chú ý cả cơ cấu treo lốp dự phòng", ông Pat Goss, kỹ thuật viên của MotorWeek đưa ra lời khuyên.

Bạn có thể hạ thấp hoặc nâng cao lốp dự phòng để xem cơ cấu dây cáp có hoạt động bình thường hay không. Khi trời chuyển sang mùa thu, bạn hãy xịt dung dịch làm mềm các vết gỉ và bôi trơn bằng mỡ lithium màu trắng. Nếu cơ cấu dây cáp bị kẹt, hãy nhanh chóng thay mới.

Cũng có một số loại xe thể thao đa dụng được gắn lốp dự phòng ngay trên cửa hậu. Trong khi đó, đối với xe du lịch, lốp dự phòng thường nằm trong cốp.

Theo lý thuyết, áp suất lốp sẽ tỷ lệ thuận với nhiệt độ. Như vậy, vào mùa thu, áp suất lốp sẽ giảm theo nhiệt độ. Vì thế, hãy kiểm tra áp suất lốp theo tuần để đảm bảo an toàn cho bản thân.

3. Kiểm tra và thay dầu bôi trơn cần gạt nước

"Vào mùa thu, bạn nên thay dầu bôi trơn cần gạt nước sao cho phù hợp với điều kiện nhiệt độ ngoài trời thấp hơn", ông Molla cho biết. Ngoài ra, theo ông Travers, mùa thu còn là thời điểm để kiểm tra chất chống đông trong nước làm mát.

Dầu phanh cũng cần được kiểm tra cẩn thận. Nếu dầu phanh bị cạn, hãy đổ đầy bằng đúng loại như cũ. "Trong quá trình phanh, dầu bôi trơn sẽ bị cạn đi một chút. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu thấy dầu phanh cạn nhanh bất thường, bạn phải kiểm tra lại xem có bị rò rỉ hay không", ông Molla giải thích.

4. Thay bộ lọc gió động cơ

Ít nhất bạn phải thay bộ lọc gió động cơ 2 lần/năm. Nếu trong năm nay bạn vẫn chưa làm lần nào, hãy thay ngay khi nhớ ra. Lâu không thay bộ lọc gió động cơ, bạn sẽ khiến xe "ngốn" nhiều xăng hơn, giảm hiệu suất hoạt động và tăng lượng khí CO2 phát thải.

5. Kiểm tra ắc-quy

"Dây nối ắc-quy bị lỏng hoặc ăn mòn sẽ gây ra không ít vấn đề về điện cũng như đánh lửa cho xe", ông Travers khẳng định. "Nếu thấy cọc hoặc dây nối ắc-quy bị mòn, hãy mua bàn chải sợi và quét sạch".

6. Kiểm tra đèn

Vì lý do an toàn, bạn nên kiểm tra đèn xe khi trời chuyển sang thu. Hãy đảm bảo hệ thống đèn vẫn hoạt động bình thường vì đêm mùa thu thường tối và dài hơn.

Kiểm tra độ trong của chóa đèn. Nếu chóa đèn bị mờ, bạn có thể dùng hỗn hợp đánh bóng nhôm hoặc thậm chí kem đánh răng để khắc phục.

Công nghệ tự động tránh chướng ngại vật ở trên xe Ford

Với tiêu chí đó, họ đã cho ra đời hệ thống tự động tránh chướng ngại vật. Công nghệ này sẽ hỗ trợ, bảo vệ sự an toàn của người ngồi trên xe cũng như người đi đường thông qua việc tự động tránh các vật cản đi động, đứng yên hoặc người đi bộ. Khi phát hiện thấy vật cản hoặc người đi bộ, hệ thống này sẽ gửi cảnh báo đến người lái sau đó tự động kiểm soát vô lăng và phanh để tránh chướng ngại vật trong trường hợp người lái không kịp xử lý.

Sau công nghệ tự động đỗ xe, Ford lại có một bước tiến mới với công nghệ tự động tránh chướng ngại vật.

Không lâu sau khi tung ra đoạn video về hệ thống tự động đỗ xe, Ford lại tiếp tục giới thiệu thêm một công nghệ tự động nữa do hãng phát triển. Cũng giống như các nhà sản xuất xe hơi khác, hãng Ford xem công nghệ tự động trên xe hơi chỉ góp phần hỗ trợ tài xế chứ không lấy đi hoàn toàn quyền kiểm soát chiếc xe khỏi tay họ.

Cũng giống như hệ thống đỗ xe tự động vừa được giới thiệu, hệ thống tự động tránh chướng ngại vật cũng dựa trên các thiết bị như radar, hệ thống máy quay giám sát, các hệ thống máy tính phức tạp và thiết bị truyền động kiểm soát vô lăng và phanh xe. Ford cho biết công nghệ tự động tránh chướng ngại vật có tầm giám sát phía trước xe lên tới 200 mét.

Hệ thống này vẫn đang tiếp tục được các nhà nghiên cứu thử nghiệm, kết quả sẽ được công bố vào cuối năm nay. Thêm vào đó, Ford cũng tham gia vào dự án nghiên cứu công nghệ liên lạc giữa các xe với nhau của Bộ giao thông Mỹ nhằm giảm tỉ lệ tai nạn.

Tự thay lưỡi gạt nước cho "xế yêu" ở tại nhà

Bạn nên kiểm tra và thay thế chúng đúng lúc.

Lưỡi gạt nước mất tác dụng sẽ khiến việc quan sát phía trước rất khó khăn trong ngày mưa.

Bước 1: Thay lưỡi gạt đúng thời điểm

1. Thường xuyên kiểm tra cần gạt nước

Sau một thời gian dài sử dụng, lưỡi gạt sẽ trở nên cứng hơn và dễ vỡ, đặc biệt là ở những vùng thời tiết khô nóng. Nếu lưỡi gạt của xe đã mất đi độ đàn hồi, bạn cần phải thay lưỡi gạt mới.

2. Chú ý đến kính chắn gió

Sau khi trời mưa, nếu bạn phát hiện trên kính chắn gió có nhiều vệt nước thì chứng tỏ lưỡi gạt đã không còn độ bám với kính nữa. Thay lưỡi mới là điều dĩ nhiên cần làm.

Bước 2: Chuẩn bị

1. Những điều cần biết

Về cơ bản, cần gạt nước được cấu thành bởi ba bộ phận chính, bao gồm cần gạt, lưỡi gạt sắt và lưỡi cao su gắn trên đó. Sau một thời gian sử dụng, lưỡi gạt cao su bị mài mòn, do đó đây là bộ phận bạn cần phải thay.

2. Mua lưỡi thay thế

Để biết kích thước của lưỡi gạt mà bạn muốn thay, hãy sử dụng thước để đo độ dài của lưỡi gạt cũ, ghi chú lại và đến cửa hàng phụ tùng ôtô để mua đúng loại bạn cần.

Lưu ý: Bạn nên đo kích thước của cả hai cần gạt bởi không phải lúc nào hai cần gạt cũng dài bằng nhau. Thường thì chúng sẽ chênh nhau từ 2-5 cm. Hiện tại, một cặp lưỡi cao su gạt nước có giá dao động từ 100.000 - 300.000 Đồng.

Bước 3: Thay lưỡi gạt mới

1. Cẩn thận dựng cần gạt vuông góc với kính chắn gió.

2. Tháo lưỡi gạt sắt

Ở điểm nối cần gạt và lưỡi gạt sẽ có một cái lẫy giúp nối chúng với nhau, bấm vào lẫy và tháo lưỡi gạt ra khỏi cần gạt.

Tự thay lưỡi gạt nước cho "xế yêu" tại nhà 4

3. Lắp lưỡi gạt mới

Sau khi đã tháo lưỡi gạt cũ, nhẹ nhàng lắp lưỡi gạt mới vào đầu móc của cần gạt và đặt cần gạt về lại vị trí cũ. Thực hiện tương tự với cần gạt còn lại.

Tự thay lưỡi gạt nước cho "xế yêu" tại nhà 5

Lưu ý: Khi tháo hoặc thay mới lưỡi gạt, nên dùng một tay để giữ cần gạt, tránh cần gạt bật ngược lại và đập vào kính. Nếu cẩn thận hơn, bạn nên đặt những chiếc khăn dày hoặc mút xốp lên kính đề phòng cần gạt bật lại.

Toyota phát triển hệ thống an toàn vượt trội dành cho xe

Toyota cũng cho biết hãng đang phát triển hệ thống phản ứng trước khi va chạm PCS. Hệ thống này sẽ tự động kiểm soát phanh và vô lăng để tránh đâm phải người đi bộ. Đầu tiên, hệ thống này sẽ có những cảnh báo bằng hình ảnh và âm thanh cho người lái nếu phát hiện có người đi bộ hoặc vật cản ở phía trước. Sau đó, nếu người lái không kịp phản ứng thì chiếc xe sẽ tự động giảm tốc độ, quay vô lăng giúp tránh người đi bộ hoặc vật cản. Toyota cho biết ưu điểm của hệ thống mới của hãng là có thể tránh được va chạm khi xe di chuyển tốc độ cao trong khi các hệ thống hiện tại chỉ cho tránh được va chạm khi xe đi ở tốc độ thấp.

Toyota đang nghiên cứu và phát triển hệ thống giám sát hành trình và hỗ trợ người lái tối đa nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho xe.

Đầu tiên là hệ thống giám sát hành trình thích ứng. Hiện tại, nhiều hệ thống khác sử dụng rada nhằm tính toán khoảng cách với xe phía trước để tự động điều chỉnh tốc độ sao cho hợp lý. Nhưng ngày hôm nay, Toyota vừa công bố một hệ thống có tên Hệ thống Tự động Hỗ trợ Người lái trên xa lộ (AHDA). Hệ thống này là sự kết hợp của hai hệ thống an toàn khác nhau. Thay vì sử dụng rada như các hệ thống khác, hệ thống này sẽ truyền tải dữ liệu về tốc độ của xe đi trước, qua đó giúp xe tự động phản ứng nhanh hơn khi có tình huống bất ngờ xảy ra.

Trong khi đó, một chiếc máy quay tốc độ cao và rada ở hai bên thân xe đóng vai trò giám sát, truyền thông tin về hệ thống, hệ thống sẽ kiểm soát vô lăng và đưa xe đi đúng giữa làn đường của mình. Mặc dù hệ thống này gần như tự động hoàn toàn, nhưng Toyota cho biết người lái vẫn có toàn quyền điều khiển chiếc xe của mình.

Theo Toyota, hệ thống này sẽ được trưng bày tại Hội nghị Thế giới về Hệ thống giao thông thông minh diễn ra từ ngày 14/10 đến 18/10 tại Tokyo. Vào ngày 15 tháng 10 sắp tới, việc thử nghiệm hệ thống này sẽ diễn ra trên đường cao tốc Shuto ở Nhật Bản. Mới đây mẫu Prius của Toyota có số điểm khá tệ sau khi trải qua một loạt bài kiểm tra an toàn xe khi va chạm của Viện Bảo hiểm An toàn Đường bộ. Kết quả trên còn dẫn đến những kiện cáo chống lại Toyota ở quy mô toàn cầu.

Hãng xe Nhật Bản dự định sẽ đưa hệ thống AHDA lên các mẫu xe sản xuất của hãng trong vài năm tới. Có thể hệ thống này sẽ không hữu dụng vì nó cần đến công nghệ xe hơi có kết nối mạng. Giám đốc điều hành Toyota Bắc Mỹ Jim Lents cho biết ông rất hoài nghi về tương lai của xe tự động hoàn toàn.

Theo dự kiến, hệ thống này sẽ tiếp tục được cải tiến và có mặt trên nhiều mẫu xe của năm 2015. Tuy nhiên công nghệ hỗ trợ chuyển hướng sẽ chưa được tích hợp.

10 điều cần làm trước khi đi mua xe mới

Khi chưa có xe thì đau đầu nghĩ cách kiếm đủ tiền. Khi đã có tiền thì lại đau đầu nghĩ xem nên mua xe và ở đâu. Đây là cái vòng luẩn quẩn mà không ít người vướng phải trước khi tậu một chiếc xe hơi mới.

Đừng vội vàng mua ngay trong ngày đầu tiên đến đại lý xem xe mà hãy cân nhắc và thực hiện một số điều dưới đây.

Theo bà Christina Selter, một chuyên gia về ôtô kiêm cựu giám đốc một đại lý xe hơi, có 10 điều bạn cần làm trước khi mua một chiếc xế hộp mới. Cùng xem những chia sẻ của bà Selter về bí quyết mua xe mới dưới đây.

1. Xác định khả năng chi trả của bản thân

Khi mua một chiếc xe mới, bạn nên nghĩ xem mình có thể chi bao nhiêu tiền. Đừng quên tính đến tiền bảo hiểm và chi phí hàng tháng dành cho xe.

Nếu chưa có nhiều tiền, bạn có thể chọn mua một mẫu xe bình dân và phổ thông. Xe tiết kiệm nhiên liệu và đáng tin cậy thì càng tốt vì bạn sẽ không phải chi nhiều tiền cho nhiên liệu cũng như chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.

2. Tìm hiểu giá xe tại đại lý

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, bạn hoàn toàn có thể xem giá xe qua các trang web. Tuy nhiên, vẫn tốt hơn nếu bạn đến thẳng đại lý và khảo giá từ các nhân viên bán hàng.

Theo bà Selter, tổng biên tập trang tin HerHighway.com chuyên về ôtô dành cho phụ nữ, nhân viên bán hàng sẽ phải cung cấp giá bán lẻ gợi ý của hãng và mức riêng mà đại lý đưa ra để bạn so sánh.

3. Sắp xếp tài chính

Trước khi lái thử xe tại đại lý, bạn nên quyết định hình thức chi trả, bao gồm trả góp hoặc thanh toán đầy đủ bằng tiền mặt. Nếu mua theo hình thức trả góp, bạn nên sắp xếp kế hoạch chi tiêu của mình rồi mới quyết định mua xe mới.

4. Các thêm xe cũ

Nếu có một chiếc xe cũ và muốn các thêm nhằm giảm tiền mặt, bạn nên tìm hiểu kỹ giá bán. Sẽ tốt hơn nếu bạn tự mình bán chiếc xe cũ và lấy tiền đi mua xe mới. Tuy nhiên, nếu muốn một công đôi việc, bạn có thể các luôn chiếc ôtô cũ cho người bán xe mới.

5. Gọi điện và tìm hiểu trên mạng

Trước khi lao đến đại lý xe, hãy tìm hiểu kỹ thông tin qua điện thoại hoặc mạng Internet. Sử dụng trang web của các nhà sản xuất hoặc những địa chỉ tin cậy, chuyên cung cấp thông tin và đánh giá xe. Sau đó, chọn lựa mẫu xe phù hợp với bạn nhất.

Sau đó, gọi điện đến đại lý trước khi ghé thăm để đảm bảo họ có chiếc xe mà bạn muốn mua. Làm như vậy, bạn sẽ không lãng phí công sức và thời gian.

6. Đừng vội vàng quyết định

Hãy từ từ khi muốn mua một chiếc xe mới. "Nhiệm vụ của các nhân viên bán hàng là lôi kéo bạn mua xe. Và đương nhiên, sẽ tốt nhất nếu bạn mua xe ngay trong hôm đến đại lý", bà Selter cho biết.

Theo bà Selter, hãy ghé qua đại lý vài lần và nghiên cứu xe thật ký trước khi ký tên vào hợp đồng mua bán.

7. Chọn đại lý phù hợp

Hãy đảm bảo bạn đang ghé thăm đại lý ôtô mong muốn. "Đại lý không chỉ bán xe cho bạn mà còn cung cấp các dịch vụ hậu mãi", bà Selter cho biết. Vì thế, hãy chọn đại lý mang đến cảm giác thoải mái nhất cho bạn.

8. Lái thử xe vài lần

Lái thử xe là cách tốt nhất để cảm nhận kiểu dáng và tính năng vận hành. Bà Selter khuyên người tiêu dùng nên tự mình lái thử xe lần đầu tiên. Sau đó, mang cả gia đình hoặc bạn bè đến đại lý để họ ngồi thử trong xe và thay nhau lái. Làm như vậy, bạn sẽ có cơ hội kiểm định lại chiếc xe mình muốn mua.

9. Kiểm tra lốp dự phòng

Để giảm trọng lượng cũng như tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu cho xe, các nhà sản xuất thường loại bỏ lốp dự phòng trên nhiều dòng ôtô đời mới. Có thể bạn sẽ không tự mình thay lốp nhưng vẫn nên hỏi nhân viên đại lý về lốp dự phòng, lốp tạm thời hoặc bộ thay lốp đi kèm.

Bạn cũng nên hỏi xem chiếc xe mình định mua có được trang bị lốp run-flat hay không. Nếu đúng, bạn không cần đến lốp dự phòng nữa.

10. Kiểm tra xe mới

Hãy kiểm tra xe thật kỹ, từ trong ra ngoài. Kiểm tra xem xe có bị hư hỏng, mòn hay rách chỗ nào không. Hãy hỏi nhân viên đại lý khi cảm thấy nghi ngờ. Nếu xe không có vấn đề gì đáng ngại, bạn mới ký vào hợp đồng mua bán.

Cách phát hiện xe được "tút lại" sau tai nạn

Khi mua xe cũ, bạn cần phải biết cách kiểm tra xem chiếc ôtô đó có "tiền sử" bị tai nạn hay không. Qua đó, bạn có thể ước lượng giá trị thực của chiếc ôtô cũ định mua và dự đoán trước những trục trặc xảy ra trong tương lai nếu rước xe về nhà. Dưới đây là một số bí quyết nhỏ để bạn phát hiện đâu là xe đã được "tút lại" sau tai nạn.

Nếu biết cách kiểm tra, bạn có thể ước lượng giá trị thực của chiếc ôtô cũ định mua và dự đoán trước những trục trặc xảy ra trong tương lai.

"Soi" vết nứt trên cản va và chắn bùn

Kiểm tra kỹ cả đầu và đuôi xe để xem có vết nứt hay miếng vá không. Trong những vụ va chạm, cản va và chắn bùn là hai bộ phận dễ bị vỡ nhất vì chúng thường được làm bằng vật liệu nhẹ hoặc nhựa tổng hợp. Những vết nứt hoặc dấu hiệu sửa chữa cản va cũng như chắn bùn sẽ tự "tố cáo" chiếc xe từng được tân trang sau tai nạn.

Kiểm tra kính chắn gió

Xem xét toàn bộ kính chắn gió của xe, từ trước ra sau để kiểm tra "tiền sử" tai nạn. Hãy chú ý đến những chỗ mẻ, nứt hoặc có màng. Chúng sẽ chỉ cho bạn thấy chiếc xe từng bị tai nạn và phải trải qua quá trình sửa chữa.

Đánh giá đường viền thân xe

Hãy ngồi xuống bên cạnh đầu hoặc đuôi xe để mắt ngang tầm với đường viền trên thân. Quan sát kỹ đường viền chính chạy bên sườn xe. Đường viền phải thật thẳng và đồng đều trong khi lớp sơn bên ngoài hoàn toàn bình thường. Nếu đường viền có dấu hiệu không đều và bị méo, phần ốp thân xe có lẽ đã từng được thay thế hoặc đập lại.

Kiểm tra ốp và khe cửa

Quan sát kỹ khe cửa trên xe. Nếu xe chưa từng bị tai nạn, khe cửa phải thẳng và đồng đều, từ trên xuống dưới. Trong khi đó, khe cửa trên những chiếc xe từng gặp tai nạn sẽ không đều vì bị xê dịch hoặc do ốp và cửa đã được thay mới.

Miết tay lên thân xe

Miết lòng bàn tay lên thân xe và góc cản va cũng như chắn bùn. Chiếc xe có "tiền sử" tai nạn sẽ đi kèm những chỗ lồi lõm hoặc điểm không bằng phẳng. Đây là những chỗ đã được trám vào sau tai nạn.

Kiểm tra các vết kẹp

Những vết kẹp xung quanh khung xe chỉ ra "tiền sử" tai nạn. Điều đó chứng tỏ chiếc xe đã được sửa chữa lại bằng máy kéo và cân chỉnh khung. Nếu đúng như vậy, chiếc xe ắt hẳn đã bị hư hỏng khá nặng sau tai nạn.

Tìm dấu vết sơn lại

Nhìn kỹ những đường gờ trên cửa và ốp thân xe để tìm những vết khía, xước hoặc khu vực sơn không phẳng. Nếu phát hiện màu sơn khác ẩn bên dưới, bạn có thể đoán chiếc xe đã được sơn lại. Cũng có thể cửa và ốp thân xe đã được thay mới, sau đó sơn lại cho "tông xuyệt tông" với toàn bộ phần còn lại của xe.

8 bước để chăm sóc xe cũ mới mua

Sau khi mua xe mới, nhiều người cảm thấy khó chịu vì mùi nội thất. Xe cũ không có mùi của nhựa mới nhưng cũng cần được chăm sóc ngay khi về nhà. 

Trước khi vi vu với chiếc xe cũ mới mua, bạn nên bảo dưỡng và lau chùi cẩn thận.

Bạn thường không nắm rõ lịch sử bảo dưỡng và sửa chữa của chiếc xe cũ mới mua. Lớp sơn bên ngoài có thể vẫn bóng như mới nhưng dầu bôi trơn và hệ thống lọc đã gần "hết đát" mà bạn không biết.

Do đó, bạn cần áp dụng 8 bước chăm sóc xe cũ mới mua dưới đây để đảm bảo tuổi thọ cũng như hoạt động của chiếc "xế cưng".

Thay dầu động cơ

Sau khi đưa xe về nhà, bạn nên kiểm tra chất lượng dầu động cơ bằng que thăm dò. Nếu dầu trên que thăm dò vẫn có màu vàng, bạn không cần phải thay nữa. Trong trường hợp dầu đã bị đổi màu, bạn nên nghĩ ngay đến chuyện ghé thăm cửa hàng sửa chữa ôtô gần nhà.

Thay dầu là việc rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ động cơ xe vốn khá đắt đỏ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay luôn bộ lọc dầu động cơ.

Mọi người thường được khuyên là thay dầu động cơ sau 5.000 km. Tuy nhiên, dầu động cơ hiện nay có tuổi thọ cao hơn đáng kể. Bạn có thể chuyển sang sử dụng dầu tổng hợp để kéo dài tuổi thọ máy, khởi động xe dễ hơn trong điều kiện nhiệt độ thấp và cắt giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ.

Đổ đầy két làm mát

Nhiệt độ chính là một trong những kẻ thù "không đội trời chung" của động cơ xe. Động cơ quá nóng là vấn đề rất nghiêm trọng vì sẽ làm hỏng vòng đệm cũng như các bộ phận khác đến mức không thể sửa chữa.

Do đó, nước làm mát đóng vai trò rất quan trọng trong việc kéo dài tuổi thọ động cơ. Các hệ thống làm mát động cơ hiện nay thường kết hợp nhiều kim loại không đồng nhất. Điều đó khiến nước làm mát dần biến thành chất điện giải và ăn mòn các bộ phận đắt tiền trong động cơ.

Sau khi mua xe cũ, bạn nên đến cửa hàng để súc rửa két làm mát động cơ. Nhanh chóng thay những đường ống mà bạn nghi là hỏng trong quá trình súc rửa két làm mát. Tiếp đó là thay nước làm mát theo tần suất 3 năm/lần.

Thay dầu phanh

Dầu phanh thông thường có gốc glycol và bản chất hút ẩm. Bạn nên loại bỏ nước lẫn trong dầu phanh càng sớm càng tốt. Khi dầu phanh bị lẫn nước, khả năng chịu nhiệt và ăn mòn sẽ giảm xuống. Hậu quả là nhiệt độ đun sôi của dầu phanh cũng giảm khiến kẹp phanh bị nóng và ảnh hưởng đến hiệu suất phanh cũng như an toàn của chính bạn.

Dầu phanh bị lẫn nước là hiện tượng không thể tránh, ngay cả khi bạn chỉ để xe trong garage. Hơi ẩm thẩm thấu vào hệ thống phanh thông qua vòng đệm và kẽ siêu nhỏ trên đường ống.

Ngoài ra, hơi ẩm còn "lẻn" vào hệ thống phanh mỗi khi bình chứa dầu được mở ra. Vì thế, đừng mở bình chứa dầu phanh nếu không cần thiết.

Chiếc xe cũ mà bạn mới mua có thể đang dùng dầu phanh cũ. Vì thế, hãy thay dầu phanh tại garage gần nhà ngay sau khi mua xe. Các chuyên gia khuyên chủ xe nên thay dầu phanh định kỳ 3 năm/lần để giảm thiểu tình trạng hơi ẩm bị đun sôi và ăn mòn.

Nhanh chóng thay ắc-quy

Chẳng có gì lạ khi khẳng định ắc-quy ôtô hiện nay không khỏe bằng trước đây. Các hãng xe hơi thường trang bị loại ắc-quy ít chì hơn cho dòng sản phẩm đời mới để cắt giảm chi phí. Ngoài ra, ắc-quy trên xe ngày nay còn nhỏ hơn để giảm trọng lượng. Do đó, ắc-quy thường "chết" trước thời hạn bảo hành 3 năm.

Khi mua xe cũ, bạn nên ghi lại ngày sản xuất của ắc-quy. Sau khi ắc-quy bước sang năm thứ 4 kể từ ngày sản xuất, bạn phải thay mới, nhất là trước thời điểm mùa đông.

Bạn có thể thay ắc-quy cho ôtô tại nhà. Hãy nhớ tháo cực âm khỏi ắc-quy cũ trước. Tuy nhiên, bạn lại phải nối cực âm với ắc-quy mới sau.

Để mắt đến các bộ lọc

Không khí là thành phần không thể thiếu của quá trình đánh lửa động cơ. Vì thế, hãy thường xuyên kiểm tra bộ lọc gió động cơ. Bạn có thể tháo bộ lọc gió ra, gõ nhẹ trên mặt đất để giũ bụi bẩn và kéo dài tuổi thọ.

Các loại bộ lọc gió "trọn đời" được trang bị lưới bằng bọt hoặc sợi bông thay cho giấy để giữ lại các hạt bay trong không khí. Tuy nhiên, bộ lọc gió "trọn đời" lại đòi hỏi quá trình lau chùi và bôi trơn khá phức tạp.

Bộ lọc gió khoang lái.

Nhiều mẫu xe ngày nay được trang bị bộ lọc gió khoang lái nằm ngay trong hệ thống thông khí đằng sau hộc đựng đồ. Chỉ cần tháo hộc chứa đồ, bạn sẽ thấy ngay ngăn chứa bộ lọc gió. Có thể bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi phát hiện rất nhiều thứ mắc vào bộ lọc gió như lá và côn trùng.

Để vệ sinh bộ lọc gió khoang lái, bạn có thể dùng máy hút bụi. Hãy nhớ thay bộ lọc gió thường xuyên để cải thiện hiệu suất hoạt động của hệ thống điều hòa không khí.

Thay dầu hộp số

Đối với xe mới, bạn nên thay dầu hộp số sau 10.000 km đầu tiên để loại bỏ cặn kim loại để lại trong quá trình sản xuất. Sau lần thay đầu tiên, bạn có thể vô tư đi hết 50.000 km nữa. Đối với hộp số sàn, bạn có thể thay dầu định kỳ 80.000 km/lần.

Khi mua xe cũ, bạn nên kiểm tra chất lượng dầu hộp số bằng que thăm dò, nếu có sẵn ở nhà. Nếu có bọt nghĩa là hộp số đã đầy tràn dầu bôi trơn. Trong khi đó, mùi khét chỉ ra nhiệt độ vận hành quá cao, sẽ khiến hộp số nhanh bị hỏng.

Hãy thay dầu hộp số thường xuyên. Thậm chí, có thể bổ sung một lượng nhỏ chất làm mát dầu hộp số để bảo vệ những bộ phận đắt tiền trong hệ dẫn động.

Kiểm tra lốp cẩn thận

Sau khi mua xe cũ, bạn đừng quên kiểm tra lốp cẩn thận xem có bị mòn hay xẹp không. Có thể chủ cũ của xe cũng không biết đã dùng bộ lốp hiện tại trong vòng bao lâu rồi. Vì thế, bạn nên kiểm tra thành lốp và ta-lông để phát hiện các vết nứt.

Các vết nứt có thể rất đa dạng về kích thước, từ nhỏ như sợi tóc đến đủ rộng để nuốt cả một đồng xu. Nếu lốp đã mất độ đàn hồi nghĩa là được sử dụng khoảng 5 năm. Đây là thời điểm bạn nên thay lốp mới.

Bên cạnh đó, bạn phải so sánh giữa các lốp trên chiếc xe. Lốp không giống nhau là tình trạng thường gặp trên những chiếc xe cũ. Để an toàn và tiết kiệm nhiên liệu, bạn nên thay toàn bộ lốp sao cho giống nhau.

Lau rửa trong ngoài

Công đoạn cuối cùng trước khi cầm lái chiếc xe cũ mới mua chính là lau rửa từ ngoài vào trong. Nếu mua xe ở đại lý, bạn có thể không cần phải thực hiện công đoạn này. Trong khi đó, khi mua trực tiếp từ chủ xe, bạn phải lau chùi cẩn thận.

Đầu tiên là rửa thật sạch bên ngoài xe. Sau đó chờ xe khô và kiểm tra các vết xước. Bạn có thể dùng các chất trám để làm mờ vết xước trên xe. Tiếp đến là công đoạn bôi sáp để đánh bóng ngoại thất.

Dùng máy hút bụi loại nhỏ cầm tay để dọn sạch bụi bẩn trong xe. Sau đó, dùng khăn ướt đa dụng để lau chùi toàn bộ bảng táp-lô, ốp cửa, ghế và vô-lăng.

Hoàn thành tất cả những công đoạn trên, bạn có thể thoải mái vi vu với chiếc xe cũ mới mua của mình.